Cây cọ – cách trồng và chăm sóc cây cọ

Cây cọ với hình dáng cây lạ mắt, tán lá to tròn xoe cùng với sức sống mãnh liệt. Cây được nhiều người lựa chọn làm cây cảnh trồng trong vườn nhà làm đẹp cảnh quan, không gian ngôi nhà.

Đặc điểm nổi bật của cây cọ

  • Tên khoa học là Arecaceae, cây thuộc họ cây cau.
  • Nguồn gốc xuất xứ của cây từ Nhật Bản được du nhập vào nước ta từ khá lâu rồi.
  • Có những chậu cây cọ lùn có dáng nhỏ nhắn có thể đặt trong nhà, phòng làm việc rất đẹp mắt.
  • Cây cọ to thích hợp trồng làm cây công trình. Cây thuộc dạng thân giả gỗ thực chất từ các lá già tạo thành. Giống cọ lùn chiều lùn chừng 1m, cây cọ cao chừng 1-2m. Tán lá phát triển với những cuống dày và dài không khác gì cái quạt với các thùy sâu cong cùng các đường sóng chạy dài.
  • Lá cọ mọc thành cụm làm cho tán cây xòe rộng đẹp mắt, lá cây có màu xanh nhạt, đậm dần khi về già. Vẻ đẹp của cánh quạt tạo cho không gian thêm cuốn hút hơn.
cay-co-dau-1a
cây cọ

Tác dụng của cây cọ trong cuộc sống

  • Theo phong thủy cây đem lại may mắn, niềm vui và sự hi vọng.
  • Tán lá to bản xòe rộng như xua đuổi điềm xấu mang đến cho gia chủ những điềm lành, rước lộc vào nhà cho gia chủ.
  • Về mặt khoa học tán lá có tác dụng điều hòa không khí, giảm chất độc gây ra bởi các kim loại năng. Bởi trong tán lá có chứa formaldehyde giúp hút các chất thải trả lại bầu không khí trong lành.
  • Cây cọ được trồng trong nhà các loại côn trùng ruồi, muỗi, gián không dám xuất hiện.
  • Nên trồng cây trong chậu đặt trước cửa ra vào, cây thân cao nên trồng trước nhà là hợp lý nhất.

Cách trồng và chăm sóc cây cọ

Cây cọ là loại cây được đánh giá là khá dễ tính có thể trồng trong nhà hoặc bên ngoài đều được. Cây trồng trong nhà sau 4 tháng đem ra ngoài vẫn không ảnh hưởng gì tới tốc độ sinh trưởng của cây. Chỉ cần lưu ý một vài đặc điểm như sau:

  • Ánh sáng: cây ưa sáng ở mức trung bình nên khi trồng cây trong nhà cũng nên đưa cây ra nơi có ánh sáng chiếu đến định kỳ hàng tháng lá tốt nhất. Trồng cây nơi có nhiều ánh sáng cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.
  • Nhiệt độ: cây ưa khí hậu trung bình không nóng cũng không lạnh. Cây ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình của cây từ 18 đến 28 độ C.
  • Chọn chậu trồng: kiểu dáng của cây cùng với kích thước chậu sao cho phù hợp nhất. Chậu trồng cần thông thoáng, khả năng thoát nước tốt, tỏa nhiệt và bền vững.
  • Nhiệt độ thích hợp trồng cây từ 18 đến 28 độ C là phù hợp nhất.
  • Chọn đất trồng: chọn loại đất thịt giàu mùn và các chất hữu cơ thoát nước tốt. Chọn 1/3 lượng đất để cải tạo, cần trồng 3 năm thay đất 1 lần để cây hấp thu được dinh dưỡng từ đất trồng.
  • Tưới nước: với đặc điểm lá cây to nên cây cần lượng nước nhiều hơn các loại cây khác. Nếu trồng cây trong nhà cũng không cần nhiều nước. Tưới cho cây 3 lần 1 tuần là đủ rồi. Tùy vào điều kiện thời tiết mà tưới nước cho cây sao cho phù hợp nhất.
  • Chăm sóc cây: hàng tuần nên cọ rửa lá cọ 1 đến 2 lần cho sạch sẽ hết mặt trước và mặt sau cho hết bụi bẩn. Để lá luôn hấp thu các chất thải, nhả ra không khí trong lành cho chúng ta.
  • Bón phân: nên bón định kỳ cho cây 3 tháng 1 lần là tốt nhất để cây sinh trưởng và phát triển đều. Cần bón lượng phân chuồng hoại mục kích thích cho lá và cây mau lớn hơn.
  • Bệnh của cây: cây khỏe mạnh nên sâu bệnh trên cây cũng ít gặp. Chủ yếu bệnh héo lá, đốm vàng, sâu ăn lá. Cần kiểm tra kịp thời nắm bắt tình hình sâu bệnh để có cách phòng trừ tốt nhất.

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *