Hoàng yến tím – cách chăm sóc hoa lan hoàng yến tím ra hoa đẹp
Hoàng yến tím – cách chăm sóc hoa lan hoàng yến tím ra hoa đẹp
Hoa lan hoàng yến là một giống lan khá mới du nhập vào nước ta một vài năm trở lại đây. Là một giống lan thường mọc hoang ở những cánh rừng nóng ẩm nên việc chăm sóc cây không mấy dễ dàng. Tuy nhiên các bạn hãy yên tâm vì sau bài viết này các bạn sẽ có đầy đủ kinh nghiệm để chăm sóc giống hoa lan hoàng yến này cho hoa đẹp nhé.
Nguồn gốc xuất xứ của cây hoa lan hoàng yến tím
- Tên khoa học của nó là Ascocentrum miniatum Lindley.
- Thuộc phong lan Orchidaceae.
- Chủ yếu phân bố ở các tỉnh miền Trung nam Bộ như Lâm Đồng, Phan Rang.
- Loại lan này được tìm thấy trong khác khu rừng nóng ẩm hiệ nay được phân bố rộng khắp cả nước.
Đặc điểm của cây hoa lan hoàng yến
- Thân cây thuộc dạng thân thảo sống chủ yếu nhờ phụ sinh trên giá thể hoặc các thân cây khác. Thân cây khá thấp, ít phân cành nhánh chiều cao của thân chỉ từ 10 đến 40cm.
- Lá cây dài và mảnh, chiều dài lá chừng 15cm, dày 1cm, có răng cưa trên đỉnh lá. Lá có màu xanh đậm phiến lá khá dày.
- Hoa mọc thành từng chùm với nhiều bông hoa nhỏ xếp khít lại với nhau. Hoa thường mọc ra ở phần nách lá. Mỗi chùm hoa dài chừng 15cm, cánh hoa chừng 1 -2cm màu tím khá bắt mắt. Thùy hoa mọc ở giữa màu hơi vàng.
Đặc điểm sinh lthái của cây hoa lan hoàng yến
- Nhiệt độ: cây ưa nhiệt độ mát mẻ từ 20 đến 28 độ.
- Ánh sáng: cây không thích hợp với ánh sáng trực tiếp độ sáng chỉ giao động từ 70 đến 80% là đủ.
- Độ ẩm: cây ưa độ ẩm trong khoảng 40-70%
- Thời vụ: cây thích hợp trồng trong khoảng tháng 3-4 hàng năm.
- Cách trồng và chăm sóc cây hoa lan hoàng yến
Cây hoa lan hoàng yến không khó cũng không dễ, chỉ cần tìm hiểu tỉ mỉ về chúng một chút là đã có một chậu hoa đẹp rồi. Chúng không yêu cầu quá cầu kỳ về kỹ thuật nhất định, tuy nhiên cần nắm vững một số kiến thức sau là được:
- Giá thể trồng hoa lan: cây chủ yếu sống trên giá thể hoặc trên các thân cây khác. Bạn có thể ghép cùng với các khúc gỗ mục bám và thân cây khác. Hoặc dùng chậu gỗ bỏ than, chậu đất nung có bỏ xơ dừa là được.
- Tưới nước: cây cần lượng nước trung bình. Cây không chịu được ngập úng lâu ngày, chính vì thế nếu tưới nước lâu mà để rễ ngập dẫn đến thối rễ.
- Mùa khô nên tưới nước 2-3 lần cho cây mỗi ngày còn mùa mưa không cần thiết tưới. Tưới cho cây độ ẩm vừa đủ là được.
- Hoa thường nở vào tháng 3-4 nên lượng nước cần giảm dần khi hoa nở. Khi cây gần nở hoa trước 1 tháng nên ngưng việc tưới nước để cây phân hóa mầm tốt hơn. Mỗi bông hoa có tuổi thọ khá lâu từ 2-3 tuần mới tàn và đi vào quá trình phân cành mới.
- Bón phân: nhất định phải hòa phân ra với nước rồi mới được bón cho cây. Vì bộ rễ cây khá yếu và dễ bị hư hỏng không chịu được lượng phân nguyên chất. Mùa nắng bón 2 lần 1 tuần, mùa mưa chỉ cần 1 lần 1 tuần là đủ. Nên sử dụng các loại phân bón B1, chế phẩm sinh học kích thích rễ, phân 20-20-20 + TE.
Chú ý: nếu tưới nước và lượng phân bón quá nhiều cây sẽ xanh tốt và không cho hoa. Mỗi cây khi nở có thể cho từ 2 đến 3 cành hoa, mỗi cành có trên 10 bông hoa. Có thể kết hợp nhiều cây trong cùng một khu trồng để khi ra hoa nhìn sẽ đẹp hơn.